-‘๑’- FoRuM oF ClaSs 9A1 -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
-‘๑’- FoRuM oF ClaSs 9A1 -‘๑’-


 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

ê-minhay Về giáo dục

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giả Thông điệp

Lính tập sự
Học


Nam Tổng số bài gửi : 1
Age : 28
Số tiền : 0 ê-minhay Về giáo dục Keng10
Thú nuôi : ê-minhay Về giáo dục Leopard
[8]A[1] VZD bạn có : 3
Registration date : 26/02/2009

ê-minhay Về giáo dục Vide
Bài gửiTiêu đề: ê-minhay Về giáo dục ê-minhay Về giáo dục EmptyMon Mar 23, 2009 8:59 pm

Chưa bao giờ ở làng Lơn- nơ- béc- gơ, tỉnh Xméc- len, và có thể trên thế giới nữa, lại có một cậu bé tinh quái như Ê- min. Cậu sống trong trang trại Cát- thun tại Lơn- nơ- béc- gơ, thuộc Xméc- len, Thụy Điển từ rất lâu rồi. Không ai có thể tin được là khi lớn lên cậu bé lại trở thành chủ tịch Hội đồng địa phương và là người cừ khôi nhất ở Lơn- nơ- béc- gơ. Nhưng đúng là như vậy đấy! Mẹ Ê- min, bà An- mơ Xven- xơn đã ghi lại tất cả các trò nghịch ngợm của cậu bé vào những quyển vở bìa xanh da trời cất trong ngăn kéo bàn. Cuối cùng cái ngăn kéo đầy chặt những vở là vở đến nỗi gần như không thể mở ra được, bởi vì luôn có một quyển bị cong lên và bị mắc. Hiện giờ những quyển vở đó vẫn còn để trong ngăn chiếc bàn cũ kỹ, trừ ba quyển mà Ê- min đã có lần gạ bán cho cô giáo của cậu ở Trường Chủ Nhật khi cậu cần tiền. Cô giáo không chịu mua, nên cậu bé đã xé tất cả vở để gấp thuyền, đem thả trên dòng sông ở Cát- thun. Vì vậy, từ đó trở đi, không ai còn được nhìn thấy ba quyển vở ấy nữa. Cô giáo Trường Chủ Nhật không tài nào hiểu được tại sao Ê- min lại muốn cô mua những quyển vở của cậu.
- Cô biết dùng vở của em làm gì được? - Cô ngạc nhiên hỏi.
- Thì cô dùng để dạy bọn trẻ đừng hư như em, - Ê- min trả lời. Đúng, Ê- min biết rất rõ cậu là đứa bé hư như thế nào. Mà nếu cậu cố quên điều đó đi thì chị ở gái Li- na luôn nhắc cậu nhớ lại.
- Cho em đi học ở Trường Chủ Nhật thật phí thời gian, - chị nói.
- Nó chẳng làm cho em tốt lên được, và em sẽ chẳng bao giờ được lên thiên đàng đâu. à, trừ khi họ cần em lên đấy để gây sấm sét và chớp.
- Chị chưa bao giờ thấy đứa trẻ nào như cậu bé đó cả, - Li- na vừa nói vừa lắc đầu khi chị cùng với I- đa, em gái Ê- min, đi ra đồng cỏ; ở đó I- đa có thể hái dâu dại trong lúc Li- na vắt sữa bò. I- đa xâu dâu vào những cọng rơm và đi về nhà với năm xâu đầy. Còn Ê- min chỉ thuyết phục em cho mình hai xâu thôi: điều đó chứng tỏ ít ra cậu cũng không phải là quá tồi. Xin đừng nghĩ rằng Ê- min thích đi ra bãi để vắt sữa bò cùng với chị Li- na và bé I- đa. ồ không đâu, cậu ta thích làm cái gì hấp dẫn hơn cơ. Cho nên cậu chụp lấy cái mũ lưỡi trai và khẩu súng của mình, chạy thẳng ra cánh đồng và nhảy lên con ngựa Lu- cax. Ngựa phi nước đại xuyên qua các bụi cây phỉ, làm cho đất cát bay tứ tung phía sau. Ê- min thích chơi trò "kỵ binh Xméc- len tấn công". Cậu đã được xem tranh những chiến binh ấy trên báo, nên cậu biết rõ là mình phải làm gì. Mũ lưỡi trai, khẩu súng và Lu- cax là những của báu của Ê- min. Lu- cax là ngựa của Ê- min, vâng, con ngựa riêng của cậu, bởi vì cậu đã thắng cuộc và giành được nó ở hội chợ Vim- mơ- bai. Cái mũ lưỡi trai màu xanh da trời là một vật xấu xí mà bố đã mua cho cậu. Khẩu súng làm bằng gỗ; chính An- phrết - anh lực điền của trang trại Cát- thun đã làm cho Ê- min bởi vì anh ta rất yêu các chú bé. Ê- min có thể tự đẽo được khẩu súng riêng, bởi vì cậu rất giỏi gọt đẽo, mà cậu cũng có nhiều dịp thi thố tài năng. Bạn thấy đấy, cứ mỗi lần Ê- min nghịch ngợm thì cậu lại bị phạt nhốt trong kho để dụng cụ; ở đó cậu thường đẽo những hình người gỗ ngộ nghĩnh. Cậu có tới ba trăm sáu mươi chín hình người gỗ, đến giờ vẫn nguyên vẹn, không kể một hình mà mẹ cậu thấy quá giống ông mục sư, nên đã chôn đằng sau bụi cây nho đỏ không hạt.
- Mẹ con mình không được để cho ai thấy đấy nhé, - mẹ Ê- min dặn. Kể đến đây hẳn bạn đọc đã biết ít nhiều về Ê- min rồi. Bạn biết là cậu ta chơi đùa quanh năm, từ mùa hè đến mùa đông. Vì tôi đã đọc tất cả những quyển vở bìa xanh, nên tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một vài ngày của Ê- min. Bạn sẽ nhận thấy ngay là Êmin cũng làm rất nhiều việc tốt. Dĩ nhiên là tôi sẽ kể cho các bạn những cái tốt cũng như những trò khủng khiếp của cậu ta. Có trò thì rất quỷ quái, nhưng có trò thì lại hoàn toàn vô hại. Chỉ riêng ngày 13 tháng 11 là cậu thực sự phạm sai lầm lớn. Không, đừng bắt tôi phải kể ra, tôi sẽ không bao giờ kể cho bất cứ ai đâu vì tôi đã hứa với mẹ Ê- min. Không, chúng ta sẽ chọn một ngày mà Ê- min xử sự khá ngoan, mặc dù bố cậu không đánh giá như vậy.
Vào một ngày thứ bảy trong tháng sáu, ở trang trại Bách- hô- va diễn ra cuộc bán đấu giá. Mọi người ai cũng định tham dự, vì những cuộc bán đấu giá được dân làng Lơn- nơ- béc- gơ và cả dân tỉnh Xméc- len nữa ưa thích. Bố của Ê- min, ông An- tôn Xven- xơn tất nhiên cũng đi. Anh An- phrết và chị Li- na nằn nì ông nhiều quá, nên ông đành phải đồng ý cho họ đi cùng; và dĩ nhiên Ê- min được đi rồi. Nếu bạn đã được đến một cuộc bán đấu giá, ắt bạn sẽ hiểu ngay. Bạn sẽ biết là nếu ai muốn bán đồ đạc gì đó, thì cứ việc mang tới cuộc bán đấu giá để những người khác đặt giá mua chúng. Những người ở trang trại Bách- hô- va muốn bán tất cả tài sản để sang Mỹ sinh sống, giống như rất nhiều người thời bấy giờ, và họ không thể mang theo giường, chảo rán, bò, lợn, gà. Bởi vậy mà buổi sớm mùa hè này mới có cuộc bán đấu giá ở Bách- hô- va. Bố của Ê- min há vọng mua rẻ được một con bò, hay có thể một con lợn nái, hoặc chí ít là một đôi gà mái. Đó là lý do tại sao ông lại muốn đến trang trại Bách- hô- va, và đó cũng là lý do tại sao ông lại cho phép anh An- phrết và chị Lina đi theo
Để mang những con vật mua được, bởi lúc về, ông cần sự giúp đỡ của họ.
- Nhưng Ê- min sẽ định làm gì ở đó, thì tôi chịu đấy,- bố Ê- min bảo.
- Chúng ta đừng để cho Ê- min gây rắc rối,- chị Li- na nói.
- Chắc chắn là sẽ có nhiều chuyện phải nói. Chị Li- na biết là tại các cuộc bán đấu giá ở Lơn- nơ- béc- gơ, hay ở cả Xméc- len thường xảy ra các trận cãi cọ và đánh nhau, nên chị nói như vậy cũng đúng. Tuy vậy, mẹ Ê- min lại nhìn chị, nghiêm khắc bảo:
- Nếu Ê- min muốn đi thì nó sẽ được đi. Không việc gì đến cô cả. Cô chỉ cần biết xử sự cho đúng và đừng có bám theo những gã đàn ông như cô vẫn thường làm, thế là đủ. Nhận xét đó làm cho chị Li- na phải im bặt. Êmin đội mũ lưỡi trai, sẵn sàng lên đường.
- Nhớ mua cho em cái gì nhé, - bé I- đa ngoẹo đầu sang một bên, nhắc. Bé không dặn điều đó với riêng ai, thế mà bố lại quắc mắt giận dữ.
- Lúc nào cũng mua, mua, tao chẳng bao giờ nghe thấy cái gì khác cả. Chẳng phải là tao đã mua cho mày mười xu kẹo hôm sinh nhật mày hồi tháng giêng rồi sao, mày không nhớ à? Ê- min vừa định hỏi xin bố ít tiền
- Cậu không thể đi tay không tới cuộc bán đấu giá được
- Nhưng nghe thấy thế
- Cậu biết là không nên. Rõ ràng lúc này không phải là lúc xin tiền bố: ông đã ngồi sẵn trên xe ngựa, sốt ruột đợi đi. "Mình không thể có tiền bằng cách này rồi, phải tìm cách khác vậy thôi", - Ê- min tự nhủ. Cậu nghĩ ngợi một lúc rồi bảo:
- Bố cứ đi trước đi. Con sẽ cưỡi con Lu- cax đến sau. Nghe vậy, bố Ê- min hơi nghi ngờ, nhưng vì đang vội nên ông chỉ nói:
- Được thôi, nhưng tốt hơn hết là mày nên ở nhà với mẹ và em. Nói rồi, ông vung roi quất ngựa. Xe chạy. Anh An- phrết vẫy tay tạm biệt Ê- min còn chị Li- na vẫy tạm biệt I- đa. Mẹ Ê- min gọi với theo bố Ê- min:
- Hãy cẩn thận ông nhé!
Bà phải dặn như vậy, bởi vì bà cũng biết được mức độ ghê gớm của những cuộc đánh nhau thường xảy ra tại các cuộc bán đấu giá. Chiếc xe ngựa biến mất sau chỗ rẽ. Ê- min đứng trong đám bụi dõi theo họ. Sau đó cậu lại bận rộn. Cậu phải có tiền bằng mọi cách, và bạn chẳng thể nào đoán được đâu. Nếu bạn là một đứa bé Xméc- len hồi Ê- min còn nhỏ, bạn hẳn phải biết rõ về những cái cổng hồi ấy có ở khắp nơi. Những cái cổng ấy ngăn lũ bò và cừu ở trong bãi chăn, còn tôi thì lại nghĩ là chúng được làm ra để giúp trẻ con Xméc- len kiếm tiền. Cứ mỗi lần chúng mở cổng hộ những người nông dân ngồi xe ngựa kéo
- Họ rất lười xuống xe - thì chúng lại kiếm được hai xu. Trang trại Cát- thun cũng có một chiếc cổng, nhưng Êmin kiếm được rất ít đồng hai xu, bởi vì trang trại Cát- thun ở rìa làng, và ít người qua lại đấy.
Bạn Đang Đọc Bài Viết Của Học Nếu Hay Thì Click Vào Dấu Nha !!!
Về Đầu Trang Go down

ê-minhay Về giáo dục

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc.
* Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết.
* Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình.
-Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài
Permissions in this forum: Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- FoRuM oF ClaSs 9A1 -‘๑’- :: Góc học tập :: Văn học -

ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Ts2009_23
ê-minhay Về giáo dục Footer_01 ê-minhay Về giáo dục Footer_02 ê-minhay Về giáo dục Footer_03 ê-minhay Về giáo dục Footer_04
ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Ts2009_27-1 ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer ê-minhay Về giáo dục Spacer Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất